New – Sai lầm khi dùng thớt mà các mẹ nội trợ hay mắc phải

cách bảo quản thớt
0 0
0 0
Read Time:4 Minute, 47 Second

Thớt chứa nhiều vi khuẩn hơn bàn cầu? Khó tin nhưng đây là sự thật từ một nhóm nghiên cứu. Vi trùng có thể lây lan qua cơ thể bạn qua thớt. Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn những sai lầm mà hộ gia đình nào cũng mắc phải khi sử dụng thớt, khiến thớt chứa vi khuẩn nhiều gấp 200 lần. Chỉ là một cái thớt để thái thức ăn, có cần phải cẩn thận như vậy không? Chính vì quan niệm sai lầm khi dùng thớt này trong việc sử dụng thớt của các bà nội trợ đã vô tình gây hại cho sức khỏe của gia đình.

Từ trước đến nay, rất ít người quan tâm đúng mức đến đồ dùng nhà bếp, đặc biệt là thớt. Sau đây là những thói quen sai lầm khi sử dụng thớt mà hầu hết các gia đình Việt đều mắc phải mà có thể bạn chưa biết.

Lưu ý khi sử dụng tấm thớt trong không gian bếp

Sai lầm khi dùng thớt – Không chọn loại gỗ tốt

Sai lầm khi dùng thớt - Không chọn loại gỗ tốt

Thớt gỗ có độ đàn hồi cao, trọng lượng nặng, thích hợp để băm, chặt thức ăn. Tuy nhiên, chúng lại có nhược điểm là dễ thấm hút nước; và các loại mùi, nhanh cong vênh, có mùn, nứt, dễ mục. Do đó, khi chọn mua thớt, bạn nên chọn loại gỗ có độ đàn hồi cao và tốt; không dễ bị cong vênh hoặc mục. Không nên vì tiếc tiền mà chọn những loại gỗ rẻ, thớt có nhãn mác hoặc nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm không rõ ràng. Cũng không chọn những chiếc thớt có bề mặt phủ lớp màu, vì đây là cách để nhà sản xuất che giấu các vết nứt hoặc thấm mốc bên dưới…

Chỉ dùng một chiếc thớt để cắt nhiều thứ khác

Thịt sống, thịt gia cầm và cá có thể chứa vi khuẩn Ecoli và Salmonella, thủ phạm gây tiêu chảy và bệnh đường ruột… Nếu bạn chỉ dùng một chiếc thớt vừa để chế biến thịt sống, vừa thái rau củ hay đồ chín thì chắc chắn sẽ khiến cả nhà nhiễm các vi khuẩn trên, lượng vi khuẩn nếu đủ lớn sẽ gây tai họa. Do đó, nguyên tắc đầu tiên về dùng thớt là phải có 2 cái riêng cho đồ sống và đồ chín, hình thức phải khác nhau cho dễ phân biệt. Sau khi dùng,  cần rửa sạch với giấm và nước ấm.

Sai lầm khi dùng thớt – Vệ sinh thớt không đúng cách

Nếu chỉ dùng nước rửa bát thông thường, bạn có thể chỉ làm sạch vi khuẩn trên bề mặt thớt mà không loại bỏ được vi khuẩn ẩn sâu trong thớt, ngay cả khi bạn sử dụng nước ấm. Chưa kể lượng hóa chất lưu lại sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người trong nhà. Bạn không nên lạm dụng chất tẩy rửa hóa học; mà thay vào đó hãy dùng chất tẩy rửa tự nhiên và an toàn; như giấm, chanh, muối để chà trên bề mặt thớt.

Nhiều người có thói quen dùng miếng rửa bát thép hoặc kim loại để chà rửa thớt thường xuyên, làm thớt bị xước, tạo thành nơi ẩn náu của nhiều loại vi khuẩn. Hãy rửa nhẹ nhàng nhưng thật kỹ lưỡng bằng miếng rửa bát thường. Sau khi rửa xong, đừng để thớt nằm ngang vì sẽ khiến cho nước thấm sâu vào; thớt khó khô, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Thớt luôn bị ẩm ướt

Bề mặt ẩm ướt là môi trường tốt để vi khuẩn phát triển. Thay vì đặt ngay thớt vừa rửa lên giá, hãy làm cho nó khô hoàn toàn trước đã. Như vậy sẽ giảm đáng kể cơ hội sinh sôi của các mầm bệnh.

Sai lầm khi dùng thớt – Sử dụng thớt quá nhỏ

Bạn tiết kiệm không gian nhà bếp và dễ dàng lau chùi hơn; khi sử dụng thớt có kích thước nhỏ. Tuy nhiên, do diện tích bề mặt thớt nhỏ nên thực phẩm có thể bị rơi ra ngoài khi chế biến; tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào thức ăn. Ngoài ra, việc dùng dao trở nên khó khăn hơn với cái thớt này và bạn rất dễ bị đứt tay. Vì sự an toàn của bản thân, bạn nên sử dụng một chiếc thớt phù hợp; không quá nhỏ và tiện cho việc sử dụng.

Dùng cả 2 mặt thớt

Nhiều người thường sử dụng hai mặt của thớt, mặt này cắt thịt; mặt kia cắt cá hoặc mặt này cắt thức ăn chín, mặt kia cắt thức ăn sống. Phần lớn các mặt phẳng dùng để kê thớt khi chế biến thức ăn như nền nhà, kệ bếp… Là nguồn ô nhiễm, rất bẩn. Khi bạn đặt thớt xuống thì vi khuẩn, vi trùng đã bám vào. Do vậy, bạn chỉ nên sử dụng một mặt của thớt.

Sai lầm khi dùng thớt – Sử dụng thớt trong một thời gian dài

Sử dụng thớt trong một thời gian dài

Sau một thời gian sử dụng, mặt thớt gỗ và thớt nhựa trở thành ổ vi khuẩn. Một khi thớt của bạn bắt đầu bị nứt hoặc có các rãnh; sẽ rất khó để làm sạch, vi khuẩn sẽ  sinh sôi trong đó. Vì vậy, nên thay thớt mới hằng năm.

Lời kết

Bạn đã từng là và vẫn đang phạm phải sai lần nào trong việc dùng thớt. Trang gtvietnam hi vọng thông qua bài viết này, bạn có thể tạm biệt những sai lầm đó để mang một món ăn ngon và một sức khỏe tốt cho bản thân mình và gia đình nhé!

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha − 1 = 1

error: Content is protected !!