Phương pháp chăm sóc bé khi mọc răng

Phương pháp chăm sóc bé khi mọc răng
0 0
0 0
Read Time:4 Minute, 30 Second

Mọc răng sữa là quá trình lần đầu tiên răng đi qua lợi của bé. Giai đoạn này sẽ làm cho bé sốt, chảy nước dãi nhiều, gây biếng ăn hoặc nhiều hơn là tiêu chảy và quấy khóc. Thêm vào đó, bé có thể sẽ bị sốt nhẹ trong vòng vài ngày. Đây thực sự là một giai đoạn khó khăn của em bé khi chưa tròn 1 tuổi. Vậy bố mẹ cần làm thế nào để hỗ trợ và giúp bé vượt qua gia đoạn mọc những chiếc răng đầu tiên này? Trong bài viết dưới đây, gtvietnam.com đã tóm tắt những nội dung quan trọng nhất về việc mọc răng sữa của bé. Đồng thời, xin giới thiệu cho bố mẹ các phương pháp chăm sóc bé khi mọc răng hiệu quả nhất!

Tầm quan trọng của chiếc răng đầu tiên!

Chiếc răng đầu tiên của trẻ thường xuất hiện khi trẻ bước sang tháng thứ 3 xuyên suốt đến tháng thứ 15. Phổ biến là từ 4 đến 9 tháng tuổi. Trẻ có thể có cảm giác khó chịu từ trước đó. Vào tháng thứ 3, trẻ hay bị chảy nước miếng và hay cắn gặm đồ vật. Đó là bước phát triển bình thường của trẻ.1-3

Nhiều phụ huynh chưa ý thức được rằng chúng ta cần phải chăm sóc răng sữa của trẻ thật cẩn thận. Ngoài 2 vai trò quan trọng là hỗ trợ trẻ nhai thức ăn và phát âm, răng sữa còn giúp xương hàm phát triển đầy đủ, dành chỗ cho các răng vĩnh viễn mọc sau này.

Các dấu hiệu mọc răng của bé

Tầm quan trọng của chiếc răng đầu tiên!

  • Hai má đỏ ửng
  • Chảy nhiều nước miếng
  • Vò tai
  • Gặm tất cả mọi thứ
  • Sưng nướu
  • Cáu gắt
  • Ngủ không ngon
  • Ăn không ngon miệng
  • Thường xuyên đi phân lỏng
  • Mông rộp hoặc tấy đỏ.

Lưu ý: Về tổng quan, tình trạng mọc răng không gây sốt. Nếu thân nhiệt của bé tăng cao, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Phương pháp chăm sóc bé khi mọc răng

Dưới đây là một số việc nên thực hiện:

  • Nhẹ nhàng lau mặt cho bé bằng khăn vải mềm để loại bỏ nước dãi và ngăn ngừa phát ban.
  • Vệ sinh tay sạch trước khi chà lưỡi, lợi cho bé.
  • Cho bé ăn hoặc dùng dụng cụ hỗ trợ để nhai.
  • Nếu bé khó chịu, bố mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sỹ để dùng thêm thuốc giảm đau cho trẻ. Thường dùng Paracetamol hoặc Ibuprofen với trẻ trên 6 tháng hoặc một số thuốc giảm đau bôi tại chỗ. Các nhóm thuốc này vừa có tác dụng hạ sốt, vừa giúp giảm đau cho trẻ. Liều thường dùng Paracetamol 10-15 mg/kg/lần. Tối đa 60mg/kg/ngày, Ibuprofen 4-10mg/kg/lần, tối đa 400mg/lần.
  • Không được dùng Aspirin để hạ sốt hoặc giảm đau cho trẻ.
  • Đối với trẻ tiêu chảy do mọc răng cần được bù đủ nước.
  • Bố mẹ nên chia nhiều bữa ăn trong ngày để bé dễ tiêu hóa thức ăn hơn.

Việc mọc răng sữa sẽ kết thúc khi trẻ khoảng 24 tháng với 20 răng. 10 răng hàm trên, 10 răng hàm dưới. Sau khi đã mọc răng, việc chăm sóc răng vẫn rất cần thiết để giữ cho bé không bị sâu răng, viêm lợi cũng như các bệnh lý răng miệng khác.

Một số gợi ý cho bố mẹ giúp xoa dịu cơn đau cho bé

  • Lấy ngón tay sạch chà nhẹ nhàng lên phần nướu đau của bé
  • Cho trẻ gặm vòng mọc răng bằng cao su mềm hoặc bằng nhựa (loại có thể ướp lạnh)
  • Tránh đồ chơi có cạnh sắc vì có thể gây hại cho răng và nướu.

Lưu ý

  • Đừng nhúng núm vú cao su hoặc vòng mọc răng vào mật ong hoặc đồ ngọt, vì làm vậy sẽ khiến trẻ bị sâu răng (không nên cho trẻ dưới 12 tháng dùng mật ong)
  • Không mút núm vú giả của bé rồi đưa lại cho bé, tránh truyền vi khuẩn từ bạn sang bé.

Phương pháp chăm sóc bé sau khi đã mọc răng

Phương pháp chăm sóc bé sau khi đã mọc răng

Chăm sóc và làm sạch răng đặc biệt quan trọng, nên thực hiện khi bé có những chiếc răng đầu tiên. Mặc dù răng sữa sau đó sẽ rụng dần nhưng sâu răng sẽ làm răng rụng nhanh hơn. Có thể gây mọc lệch cho răng vĩnh viễn.

  • Lau lợi và răng cho bé bằng gạc hoặc bàn chải đánh răng mềm. Với 1 lượng nhỏ kem đánh răng có Flour và cố gắng không để bé nuốt. Vì dùng quá nhiều Flour có thể gây hại cho trẻ.
  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ 1 ngày, đặc biệt là sau bữa ăn.
  • Cho trẻ làm quen sớm với chỉ nha khoa khi trẻ đã có ít nhất 2 răng đã mọc cạnh nhau. Khuyến khích trẻ bắt chước bố mẹ chải, vệ sinh răng.
  • Không nên cho trẻ uống sữa hoặc nước trái cây trong khi ngủ. Việc này dễ làm tổn thương men răng của trẻ.

Giai đoạn mọc răng sữa ở trẻ là giai đoạn cha mẹ cần chú ý chăm sóc răng miệng cho trẻ,. Bởi nó có thể ảnh hưởng tới chất lượng răng miệng sau này khi bé trưởng thành.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha + 61 = 70

error: Content is protected !!