Phương pháp chăm bé bị ốm tại nhà hiệu quả nhất

0 0
0 0
Read Time:7 Minute, 58 Second

Đứa con là tài sản vô giá của cha mẹ được ban cho. Chính vì vậy việc chúng ta chăm sóc những đứa con của mình rất chu đáo, tỉ mỉ mỗi ngày nhưng không thể tránh được việc bé bị ốm. Bởi vì trẻ nhỏ sức đề kháng khá yếu hơn so với người trưởng thành, nên hiện tượng bị ốm vặt là điều hiển nhiên ở trẻ. Dĩ nhiên khi con trẻ bị ốm chắc hẳn là điều mà các bậc cha mẹ rất lo lắng. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là không phải cha mẹ nào cũng biết chăm con ốm đúng cách. Dưới đây là những phương pháp chăm bé bị ốm tại nhà hiệu quả nhất mà gtvietnam.com xin gửi đến tất cả các bậc cha mẹ nên biết.

Phương pháp giúp phục hồi sức đề kháng cho bé

Uống nhiều chất lỏng

Bạn không thể chữa cảm lạnh hay cảm cúm cho con nhưng có thể điều trị các triệu chứng của bệnh. Những điều cơ bản giúp trẻ mau khỏe bao gồm nghỉ ngơi tốt và nạp nhiều chất lỏng. Hãy cho con uống nhiều nước, sữa tươi hay sữa công thức để cung cấp đủ nước cho bé. Bạn cũng có thể cho con dùng trái cây đông lạnh, kem và thạch hoa quả. Đừng quên súp gà rất tốt cho người ốm, kể cả trẻ.

Nghỉ ngơi thật nhiều

Nghỉ ngơi giúp trẻ nhanh hồi phục. Vì vậy tốt nhất nên cho con nghỉ học và không đến những sự kiện đông đúc, nhất là khi bé bị sốt. Bé ở nhà cũng giúp ngăn sự lây lan vi khuẩn, virus. Để giải trí, có thể cho bé xem tạp chí, sách hay xem phim. Bé có thể quay lại trường học và hoạt động như cũ khi hết sốt và cảm thấy khỏe.

Làm dịu tình trạng đau họng

Phương pháp giúp phục hồi sức đề kháng cho bé

Hãy nghĩ về giải pháp nóng và lạnh cho việc làm dịu cổ họng đau rát. Sinh tố, đồ uống lạnh và kem sẽ làm tê cổ họng bé trong khi nhấm nháp chút súp ấm hay tách trà táo làm dịu họng. Nếu trên 8 tuổi, bé có thể cảm thấy khá hơn sau khi súc miệng với nước muối ấm hai lần một ngày. Thuốc xịt và viên ngậm thường không mấy tác dụng với tình trạng này.

Chữa ngạt mũi, chảy nước mũi

Nếu con bạn bị chảy nước mũi, có thể dùng dụng cụ hút mũi kiểu bóp bóng bằng cao su. Nhỏ 3 giọt nước ấm hay nước muối vào mỗi lỗ mũi để làm mềm chất nhầy. Đợi một phút trước khi hút nó ra ngoài. Nâng đầu bé cao hơn 8-10 cm để giúp bé dễ thở hơn. Máy tạo độ ẩm phun sương mát hay bình bay hơi có thể giúp thông ngạt. Nếu mũi bé đỏ do xì hay lau mũi quá nhiều, hãy bôi một chút vaseline lên vùng da gần mũi bé.

Giảm sốt

Sốt không gây hại cho trẻ nhưng nó có thể khiến bé khó chịu. Nếu bé sốt, nên cho bé mặc đồ thoáng, mỏng và ở trong phòng mát mẻ. Đặt một chiếc khăn mát lên trán và cổ bé. Luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc cho trẻ dưới hai tuổi và cần tuân theo chỉ dẫn.

Hạn chế cơn ho

Ho có cần điều trị hay không? Điều đó tùy thuộc vào độ tuổi của bé và mức độ ảnh hưởng của những cơn ho tới trẻ. Một số trẻ bị ho vẫn có thể ngủ ngon và vui chơi tốt.

Tình trạng ho khan dai dẳng thường khiến bé khó chịu và làm đứt quãng giấc ngủ của trẻ thì cần lưu ý. Với trẻ từ 3 tháng tới một tuổi, cho bé uống một số dung dịch nước ép táo, nước chanh,… Mật ong có thể giúp làm dịu cơn ho đêm nhưng chỉ nên dùng cho bé trên một tuổi. Bạn có thể cho trẻ 6 tuổi trở nên ngậm viên giảm ho hoặc kẹo cứng. Còn cách gì khác không? Cho bé hít thở hơi ẩm, ấm trong phòng xả vòi sen nước nóng hay đặt một máy tạo ẩm trong phòng trẻ.

Phương pháp chăm bé bị ốm tại nhà hiệu quả nhất

Phương pháp chăm bé bị ốm tại nhà hiệu quả nhất

Chơi cùng bé

Các bạn nên bày ra trò chơi để chơi cùng bé. Tuy nhiên theo các bác sĩ nhi khoa cho rằng cha mẹ nên có sự lựa chọn về trò chơi thích hợp cho bé. Không nên chơi các trò chơi quá khó, có tính hơn thua cạnh tranh. Vì điều đó sẽ khiến bé cảm thấy thất vọng trở nên buồn bực, khóc lóc và giận giữ những điều đó cần tránh tuyệt đối vào lúc này. Các bậc cha mẹ nên tạo cho con mình cảm giác thoải mái, thư giãn khi tham gia các trò chơi.

Vẽ tranh cùng bé

Với những chiếc bút màu và tờ giấy, bạn có thể vẽ tranh cùng bé. Theo các chuyên gia nhi khoa cho biết khi vẽ sẽ giúp bé trút ra được ít nhiều sự mệt mỏi trong người. Điều này sẽ khiến bé cảm thấy tốt hơn.

Đọc sách,truyện cho bé nghe

Trẻ em thường có xu hướng rất thích nghe những câu truyện cổ tích được chính cha mẹ đọc. Và khi bé ốm sẽ có cảm giác mệt mỏi không muốn tham gia vào bất cứ hoạt động gì. Bạn có thể đọc sách, truyện cho bé nghe sẽ giúp bé có cảm giác vui vẻ, yên tâm khi được ở bên cha mẹ.

Chơi nặn đất sét cùng bé

Với những miếng đất sét đơn giản bạn có thể cùng bé nặn các đồ vật bé thích, hấp dẫn, bắt mắt. Hoặc dạy bé nặn một số đồ dùng, con vật đơn giản.

Cho bé làm bác sĩ

Với những đồ chơi của bé như búp bê, thú bông bạn có thể giả vờ chúng bị ốm và bé cần giúp các bạn búp bê, thú bông khỏi bệnh. Bạn có thể dạy bé cách đo nhiệt độ. Cách đặt ống nghe vào ngực con thú bông rồi hỏi thăm bệnh tình của các bạn thú bông này như thế nào. Theo một bác sĩ nhi khoa cho biết “Thông qua các trò chơi con bạn có thể thể hiện gián tiếp điều mà bé đang cảm thấy qua đó bạn có thể biết được nên làm gì, nói gì với con vào lúc này”.

Thường xuyên thay đổi nơi nghỉ ngơi cho bé

Khi ốm bậc cha mẹ thường có xu hướng cho bé nằm một chỗ đó là một việc làm sai lầm điều này sẽ khiến bé trở nên mệt mỏi hơn. Thay vào đó bạn có thể thay đổi nơi nghỉ cho bé bằng cách cho bé ra ngoài phòng khách hay cho bé tựa người trên ghế mềm. Tránh cho bé nằm quá lâu sẽ khiến bé có cảm giác mệt mỏi.

Hạn chế cho bé xem tivi và chơi game video

Việc cho bé xem các chương trình truyền hình sẽ giúp cho bé thư giãn hơn. Nhưng nếu cho bé xem tivi hoặc chơi game liên tục sẽ khiến bé trở nên căng thẳng hơn. Chuyên gia nhi khoa cho hay: “Khi bé xem các chương trình truyền hình trên tivi hoặc chơi game trên điện thoại di động sẽ khiến bé chống trọi với cơn buồn ngủ để chơi chúng. Điều này rất ảnh hưởng đến sức khỏe của bé vào lúc này”

Chăm sóc con đặt lên hàng đầu tránh vừa làm việc của bạn vừa chăm sóc con

Các bậc cha mẹ thường phàn nàn có quá nhiều công việc phải làm và khi con ốm họ cũng vô cùng mệt mỏi, chán nản. Tuy nhiên trong những ngày con ốm các bạn phải biết cách gác công việc của mình sang một bên để chăm sóc cho con. Vì nếu bạn làm hai việc cùng một lúc thì hiệu quả sẽ không cao.

Những điều bạn cần tránh khi chăm sóc con bị ốm

Những điều bạn cần tránh khi chăm sóc con bị ốm

  • Có một số cha mẹ do không có kinh nghiệm nên thường xuyên mắc phải những sai lầm khi chăm sóc con ốm. Từ đó khiến bệnh tình của con càng trở nên nặng hơn, như:
  • Ẵm bế bé quá nhiều ,đắp chăn cho bé khi sốt.
  • Chườm đá cho con khi thấy con sốt. Hoặc cho uống luôn một việc thuốc khi đo xong nhiệt độ cho con thấy 37.5 độ. Chuyên gia nhi khoa cho rằng đó là các cách hạ sốt sai lầm kinh điển mà rất nhiều bậc cha mẹ mắc phải. Do họ chưa có kiến thức về việc chăm sóc bé sốt đúng cách.
  • Khi bé sốt cha mẹ nên cho bé mặc đồ thoáng mát. Tránh gió, ăn uống đủ chất và trẻ nhỏ nên cho bú mẹ nhiều hơn. Không nên ép bé ăn liên tục cho đúng bữa. Vì vào những ngày ốm nhu cầu ăn của bé sẽ bị ảnh hưởng. Hãy cho bé ăn theo nhu cầu của bé.
  • Tuyệt đối không được tự ý cho bé uống thuốc theo cảm tính.

Trên đây là cách chăm sóc trẻ bị ốm đúng cách tại nhà giúp các bậc cha mẹ có thể chăm sóc con trẻ được tốt nhất. Chúc các bé luôn khỏe mạnh !

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha − 1 = 4

error: Content is protected !!